top of page

Giảm căng thẳng bằng MINDFULNESS

Làm cách nào để đối phó với áp lực trong cuộc sống một cách hiệu quả? Đặc biệt là trong mùa dịch, mối lo lắng thường trực về dịch bệnh cùng tình trạng giãn cách kéo dài càng khiến chúng ta căng thẳng nhiều hơn.


Cách ứng phó phù hợp và khôn ngoan là giữ vững tinh thần bằng cách phát triển các chiến lược đối phó khác nhau như:

  1. Biết khi nào nên dừng lại và nghỉ ngơi

  2. Tập thể dục thường xuyên để rèn luyện sức khoẻ và nâng cao sự bền bỉ

  3. Thực hành thiền hoặc tập yoga

  4. Cầu nguyện

  5. Chia sẻ cảm xúc với bạn bè thân thiết, những người mình tin cậy

  6. Có sở thích và những mối quan tâm khác để gạt bỏ mối bận tâm ra khỏi tâm trí

  7. Nhắc nhở bản thân mình nhìn mọi thứ khác đi để có cái nhìn toàn cảnh, tập trung giải quyết vấn đề chứ không tiêu cực hoá hoàn cảnh

Thay vì kháng cự lại, chúng ta có thể biến căng thẳng trở thành bạn bè và đồng minh nếu hướng về chúng với sự tử tế và lòng trắc ẩn. Đây là chìa khoá của việc phản hồi với căng thẳng thông qua mindfulness. Hãy tạo không gian và thời gian cho chúng và cơn bão sẽ đi qua, và bạn làm điều đó một cách có chủ ý bằng cách điều chỉnh một cách có ý thức các suy nghĩ, cảm xúc và trạng thái của cơ thể.


Trước khi cố loại bỏ triệu chứng và sự khó chịu, hãy thử cố gắng hết sức để mang lòng trắc ẩn với bản thân và nhận diện không phán xét tới trải nghiệm đang có để xem điều gì đang xảy ra.


Để giảm căng thẳng, nhiều người có thể lạm dụng rượu bia, thuốc lá, thuốc kích thích hoặc ăn uống vô độ để có cảm giác dễ chịu hơn. Đây là cách xử lý không phù hợp vì chúng có thể gây căng thẳng về lâu dài, dù có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn trong ngắn hạn. Chúng sẽ làm suy khả năng thích nghi với các yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống, không giúp chúng ta có khả năng tự điều chỉnh, cân bằng cảm xúc để trở nên khoẻ mạnh và hạnh phúc hơn.


Sự lệ thuộc vào các chất giúp giảm căng thẳng có thể làm suy yếu động lực tìm ra cách sống lành mạnh hơn, nó khiến chúng ta mất khả năng tự điều chỉnh, ngăn cản ta sống hết tiềm năng của mình, cảm nhận đầy đủ sự yêu thương, tự do khỏi si mê và đau khổ. Cơ thể có thể đang cố gắng cho bạn biết điều gì đó, nếu bạn lắng nghe nó.


Quá nhiều căng thẳng và không được đối phó hiệu quả sẽ dẫn đến cạn kiệt nguồn lực và cảm xúc hoặc kiệt sức (burnout) khiến bạn cạn kiệt về tâm lý và mất động lực, niềm vui và nhiệt tình trong cuộc sống biến mất.


Việc phản ứng với căng thẳng không phù hợp sẽ khiến ta càng bị căng thẳng nhiều hơn và mắc kẹt trong vòng lẩn quẩn này.


Điều này có thể tránh được bằng những lựa chọn lành mạnh và khôn ngoan hơn. Hãy coi căng thẳng là một phần của cuộc sống và quản lý nó một cách hiệu quả.


Trước tiên là bằng cách ngưng phản ứng với nó và thay vào đó, chúng ta có thể phản hồi lại bằng cách thừa nhận và cảm nhận cảm xúc của mình một cách tỉnh thức, và để căng thẳng đi qua một cách nhẹ nhàng.


#phượngntk#mindfulness#giảmstress

Comments


bottom of page