Bạn đã sẵn sàng để được huấn luyện?
- Nov 11, 2020
- 4 min read
Updated: Jul 19, 2021
Nguồn HBR
Huấn luyện kỹ năng lãnh đạo có thể giúp bạn đạt được năng suất cao hơn và sự hài lòng với bản thân nhiều hơn trong công việc. Mặc dù bạn có thể nhận ra rằng bạn cần phải thay đổi - hành vi, tư duy hoặc cả hai - để thăng tiến trong sự nghiệp, nhưng bạn sẽ không gặt hái được những lợi ích từ việc huấn luyện trừ khi bạn đã chuẩn bị để tham gia hết mình vào quá trình này. Điều này đòi hỏi một sự đầu tư đáng kể về thời gian và công sức, vì vậy trước khi bắt đầu, câu hỏi quan trọng nhất bạn nên tự hỏi mình là “Tôi đã sẵn sàng để được huấn luyện chưa?”
Sau khi thảo luận với nhiều huấn luyện viên điều hành thành công về trải nghiệm đầy thử thách của khác hàng, thì câu hỏi - "Người lãnh đạo này có khả năng thay đổi khi được huấn luyện không?" - rõ ràng sẽ giúp người huấn luyện đánh giá liệu có nên tiến hành và cách thức thực hiện như thế nào. Dựa trên những cuộc trò chuyện này, tôi đã xác định được bảy đặc điểm cốt lõi giúp phân biệt những nhà lãnh đạo có thể tiến bộ nhờ huấn luyện với những người không làm được chuyện đó.

Khả năng chịu đựng sự khó chịu. Huấn luyện thành công đòi hỏi bạn phải chủ động nắm bắt những cách thức mới trong nhận thức và hành động. Khi làm như vậy, bạn có thể sẽ gặp phải nỗi sợ hoặc cảm xúc tiêu cực về những nhận thức và thực tế mới. Bạn phải có khả năng chịu đựng những giai đoạn khó chịu này để đạt được kết quả của việc áp dụng những cách tiếp cận mới và khác biệt.
Sẵn sàng thử nghiệm. Thử một cái gì đó mới có nghĩa là chấp nhận rủi ro và thử nghiệm các hành vi mới có thể không hiệu quả ngay lần đầu tiên. Việc chờ đợi thời điểm hoàn hảo hoặc cách làm hoàn hảo sẽ cản trở sự tiến bộ. Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã có câu trả lời và không muốn khám phá các lựa chọn mới, bạn có thể sẽ không cởi mở hay tự kiểm điểm bản thân để thay đổi. Bạn phải thử những ý tưởng và hành động mới, thất bại, học hỏi và thử lại.
Khả năng xem xét những yếu tố khác ngoài lý trí. Hành vi không theo lý trí - nó được thúc đẩy bởi những cảm xúc như sợ hãi, tức giận và tự hào. Chỉ vì bạn “biết” phải làm gì không có nghĩa là bạn sẽ hành động theo đó. Bạn sẽ hiểu sâu hơn về các hành vi và mối quan hệ của chính mình nếu bạn khám phá các khía cạnh cảm xúc của nó.
Sẵn sàng chịu trách nhiệm. Thật khó để thay đổi nếu bạn không tin rằng mình có khả năng định hình tương lai của mình. Đổ lỗi cho tổ chức, cho sếp, do quá nhiều trách nhiệm và nhiều thứ khác sẽ cản trở bạn phát triển. Ngay cả khi có một số điều bạn kết luận là đúng, bạn sẽ không thể tiến bộ nếu cứ xem mình là nạn nhân. Bạn phải tự chịu trách nhiệm về việc đạt được tiến bộ.

Khả năng tha thứ. Ngay cả khi bạn cảm thấy mình bị đối xử tệ, điều cần thiết là phải bỏ qua quá khứ và điều chuyển năng lượng của bạn vào quá trình phấn đấu. Nhu cầu “tôi đúng” hoặc “chỉ cho họ thấy” hiếm khi hữu ích cho bạn hoặc cho những người bạn cùng làm việc. Bạn phải sẵn sàng tha thứ và bước tiếp.
Sự tự giác. Nói cách khác, sự phát triển của bạn với tư cách là một nhà lãnh đạo có thể sẽ đòi hỏi bạn phải từ bỏ những cách suy nghĩ và hành vi đã giúp bạn thành công trong quá khứ và sẵn sàng đối mặt với hậu quả của sự thay đổi. Người khác có thể khó chấp nhận những thay đổi của bạn trong mối quan hệ cá nhân hay trong công việc. Ví dụ, bạn có thể đã thành công cho đến thời điểm này bằng cách luôn nói có với việc giúp đỡ đồng nghiệp và luôn trong tâm thế sẵn sàng hành động. Nhưng rèn luyện bản thân để nói không và học cách tập trung vào điều quan trọng là những phần thiết yếu để trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả hơn. Ngay cả khi những người xung quanh phàn nàn bạn không còn sẵn sàng 24/7, bạn vẫn phải tập trung vào mục tiêu huấn luyện của mình.
Khả năng tìm kiếm sự giúp đỡ. Cuối cùng, bạn phải kết nối với những người hỗ trợ tiềm năng khác, không chỉ huấn luyện viên của bạn, trong suốt quá trình huấn luyện. Bạn phải chịu trách nhiệm về sự thay đổi, nhưng bạn sẽ phát triển nhanh hơn nếu bạn bày tỏ điểm yếu của mình với người khác (một cách thận trọng), bao gồm sếp, đồng nghiệp và thậm chí cả nhân viên của bạn. Chia sẻ mục tiêu, xin lời khuyên, lắng nghe với sự tò mò, và quan trọng nhất là chấp nhận nó và hành động dựa trên những phản hồi mang tính xây dựng mà bạn nhận được.
Đó là điều bình thường khi bạn quyết định làm việc với một huấn luyện viên kỹ năng lãnh đạo. Hãy bắt đầu bằng cách đánh giá mức độ mà bạn đang có trong bảy đặc điểm này, sau đó thảo luận xem điều nào là thách thức nhất đối với bạn. Hai bên có thể quyết định rằng đây chưa phải là thời điểm thích hợp để tiếp tục. Nhiều khả năng, nó sẽ giúp bạn phát triển mối quan hệ bền chặt hơn và nhận thức sâu hơn về việc phát triển thành nhà lãnh đạo chân chính thông qua huấn luyện.
Comments